Chợ phiên là một nét đặc sắc rất riêng của lòng hồ Hòa Bình. Ảnh: Chợ phiên họp tại khu vực xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc.
Do đặc thù địa hình nên đến các thôn, bản ven hồ sông Đà bằng đường thủy thuận lợi hơn đường bộ, do vậy, dọc hồ sông Đà có nhiều chợ nổi. Hầu như xã nào cũng có một điểm chợ là các bến nước, bến thuyền, nơi các tàu, thuyền chở hàng từ xuôi lên. Đây cũng là nơi bà con bán những sản vật của đồng bào như con gà, bó măng, buồng chuối, quả đủ đủ, củ sắn, củ dong trồng được, ít rau rừng, các loại cá trên lòng hồ. Cách một đoạn sông khoảng 1 - 2 xã thì có một chợ và các chợ thường tổ chức so le các ngày trong tháng.
Chợ phiên của xã Tiền Phong, trên đường thôn Oi Nọi, sát bờ sông cứ một tháng họp ba lần, thường thì vào các ngày 10, 20, 30. Chợ phiên Tra Ang, xã Vầy Nưa (Đà Bắc) họp vào ngày 5, 15, 25. Chợ phiên Hang Miếng ở xã Quang Minh, Vân Hồ (Sơn La) giáp ranh các xã Suối Nánh, Đồng Nghê ( Đà Bắc) mở vào các ngày 1,2 - 11,12 - 21,22…
Chợ ở đây là những bãi đất rộng sát hồ hoặc có thể là nơi các thuyền tề tựu, cạnh bến sông. Người ta bắc một chiếc cầu nhỏ để mọi người lên thuyền xem, mua hàng. Những ngày có chợ luôn đông vui, nhộn nhịp, người mua, người bán, trên bến, dưới thuyền tấp nập. Các mặt hàng ở chợ phiên trên hồ khá phong phú, đa dạng. Thương lái đến từ khắp các tỉnh, trong đó nhiều nhất là các thương lái Phú Thọ, Sơn La, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, Nam Định. Thương lái mỗi tỉnh có những mặt hàng, sản phẩm đặc trưng riêng, trong đó các thương lái miền núi như Sơn La, Hòa Bình chủ yếu là hàng thổ cẩm, thịt, cá, hàng nông, lâm sản. Hải Phòng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định chủ yếu là các mặt hàng khô, quần áo, giày dép, đồ điện tử.
Chợ phiên họp ven hồ hội tụ đủ loại sản phẩm của bà con, từ mớ rau, con cá đến các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất… Những ngày có chợ phiên, người dân háo hức, thường dậy từ rất sớm, có khi từ 3-4 giờ để đến chợ vào khoảng 7 giờ sáng. Có người đi bằng xe máy, có người đi bộ, họ chở, gùi ngô, sắn, măng rừng, các loại vật nuôi... để bán và mua lại những mặt hàng cần thiết như gạo, mắm, muối, mì tôm, quần áo, giày dép, dầu gội, thuốc tây từ các tàu, thuyền chợ lên mạn ngược và xuống xuôi.
Chợ ở đây là những bãi đất rộng sát hồ hoặc có thể là nơi các thuyền tề tựu, cạnh bến sông. Người ta bắc một chiếc cầu nhỏ để mọi người lên thuyền xem, mua hàng. Những ngày có chợ luôn đông vui, nhộn nhịp, người mua, người bán, trên bến, dưới thuyền tấp nập. Các mặt hàng ở chợ phiên trên hồ khá phong phú, đa dạng. Thương lái đến từ khắp các tỉnh, trong đó nhiều nhất là các thương lái Phú Thọ, Sơn La, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hải Phòng, Nam Định. Thương lái mỗi tỉnh có những mặt hàng, sản phẩm đặc trưng riêng, trong đó các thương lái miền núi như Sơn La, Hòa Bình chủ yếu là hàng thổ cẩm, thịt, cá, hàng nông, lâm sản. Hải Phòng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Nam Định chủ yếu là các mặt hàng khô, quần áo, giày dép, đồ điện tử.
Chợ phiên họp ven hồ hội tụ đủ loại sản phẩm của bà con, từ mớ rau, con cá đến các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ đời sống và sản xuất… Những ngày có chợ phiên, người dân háo hức, thường dậy từ rất sớm, có khi từ 3-4 giờ để đến chợ vào khoảng 7 giờ sáng. Có người đi bằng xe máy, có người đi bộ, họ chở, gùi ngô, sắn, măng rừng, các loại vật nuôi... để bán và mua lại những mặt hàng cần thiết như gạo, mắm, muối, mì tôm, quần áo, giày dép, dầu gội, thuốc tây từ các tàu, thuyền chợ lên mạn ngược và xuống xuôi.
Chợ phiên không chỉ là nơi giao thương mua, bán các mặt hàng, sản phẩm giữa thương lái và người dân mà còn là nơi giao lưu, chia sẻ tâm tư, tình cảm, trao gửi những giá trị văn hóa đặc sắc của bà con vùng hồ sông Đà. Đến với phiên chợ, người dân được hòa mình trong khí sôi động, ồn ào, tìm kiếm những câu chuyện với mọi người.
Tham dự những phiên chợ bên các xóm, bản vùng hồ sông Đà giữa mênh mông sông nước huyền ảo, mộng mơ, tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt văn hóa của người dân vùng hồ sông Đà từ lâu nay đã mang lại cảm nhận thi vị trong hành trình trải nghiệm khám phá hồ Hòa Bình của biết bao du khách muôn nơi.