
Vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của "vịnh Hạ Long trên cạn".
Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên
Sau khi sông Đà được ngăn dòng làm thủy điện, hồ Hòa Bình trở thành nét chấm phá hiện đại cho bức tranh du lịch Hòa Bình. Với diện tích mặt nước khoảng 9.000ha, lòng hồ trải rộng trên địa bàn các huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và TP Hòa Bình.
Công trình thủy điện Hòa Bình nằm trong địa phận TP Hòa Bình, được khánh thành vào năm 1994, với tổng công suất lắp đặt 1.920 MW, mỗi năm cho sản lượng điện bình quân đạt hơn 8,16 tỉ kWh. Đây là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước, là “nhạc trưởng” của hệ thống lưới điện Việt Nam lúc bấy giờ, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tiếp tục hành trình, từ địa phận TP Hòa Bình ngược lên phía Tây Bắc, sông Đà bắt đầu tạo ra cảnh sắc ấn tượng với lòng hồ thủy điện mênh mông sóng nước. Từ đây một bức tranh kỳ vĩ, nguyên bản đúng chất phóng khoáng của dòng Đà Giang xuất hiện, đó là thắng cảnh Thung Nai.
Nằm ở huyện Cao Phong, Thung Nai đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích và muốn tận hưởng nét hoang sơ, vẻ đẹp non nước hồ Hòa Bình. Trước kia, nơi đây có địa hình hoàn toàn là đất liền cùng dãy núi đá như bao địa phương vùng núi phía Bắc khác.
Ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên
Sau khi sông Đà được ngăn dòng làm thủy điện, hồ Hòa Bình trở thành nét chấm phá hiện đại cho bức tranh du lịch Hòa Bình. Với diện tích mặt nước khoảng 9.000ha, lòng hồ trải rộng trên địa bàn các huyện: Cao Phong, Đà Bắc, Tân Lạc, Mai Châu và TP Hòa Bình.
Công trình thủy điện Hòa Bình nằm trong địa phận TP Hòa Bình, được khánh thành vào năm 1994, với tổng công suất lắp đặt 1.920 MW, mỗi năm cho sản lượng điện bình quân đạt hơn 8,16 tỉ kWh. Đây là nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước, là “nhạc trưởng” của hệ thống lưới điện Việt Nam lúc bấy giờ, góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Tiếp tục hành trình, từ địa phận TP Hòa Bình ngược lên phía Tây Bắc, sông Đà bắt đầu tạo ra cảnh sắc ấn tượng với lòng hồ thủy điện mênh mông sóng nước. Từ đây một bức tranh kỳ vĩ, nguyên bản đúng chất phóng khoáng của dòng Đà Giang xuất hiện, đó là thắng cảnh Thung Nai.
Nằm ở huyện Cao Phong, Thung Nai đã trở thành điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích và muốn tận hưởng nét hoang sơ, vẻ đẹp non nước hồ Hòa Bình. Trước kia, nơi đây có địa hình hoàn toàn là đất liền cùng dãy núi đá như bao địa phương vùng núi phía Bắc khác.

Đền chúa Thác Bờ thu hút đông đảo du khách thập phương đến dâng hương, cầu bình an, tài lộc dịp đầu Xuân.
Tuy nhiên, từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng, Thung Nai được bao quanh bởi những núi đá vôi như những hòn đảo nhấp nhô nổi lên giữa mặt nước, bởi màu xanh biếc của nước hồ thủy điện. Chính vì vậy, nó còn được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”, viên ngọc xanh giữa lòng hồ.
Thật vậy, Thung Nai đẹp đến nao lòng, mặt nước hồ lăn tăn gợn sóng mỗi buổi sớm hay ánh mặt trời nhuộm đỏ một góc trời khi chiều tà, tạo nên khung cảnh huyền ảo như một bức tranh thiên nhiên sống động. Vẻ đẹp thanh bình và tĩnh lặng của nơi đây khiến bất kỳ ai cũng phải ngẩn ngơ, đắm chìm trong không gian tuyệt vời của núi rừng và sóng nước mênh mông, như thể thời gian dừng lại trong khoảnh khắc. Thung Nai không chỉ khiến người ta phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hoang sơ mà còn có những di tích lịch sử văn hóa lâu đời.
Nằm cạnh Thung Nai là đền Chúa Thác Bờ - địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến thăm quan, thưởng ngoạn, vãn cảnh hồ Hòa Bình. Tương truyền, đền chúa Thác Bờ thờ bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ, tiến quân lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân chế ngự dòng nước, vượt thác an toàn, phù hộ cho vùng Mường được mưa thuận, gió hòa. Người dân phong hai bà làm thánh và lập đền thờ phụng.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, hàng năm, lễ hội Đền Thác Bờ diễn ra từ mùng 2 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương đến dâng hương, cầu bình an, tài lộc. Có những ngày, điểm du lịch tâm linh này đón hơn 4.000 du khách.
Đền thờ Chúa Thác Bờ mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kết hợp với sự linh thiêng của tín ngưỡng dân gian, tạo nên một không gian đầy huyền bí, cuốn hút du khách từ những bước chân đầu tiên. Đền Chúa Thác Bờ không chỉ là một điểm đến tâm linh, mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc.
Đặc sắc ẩm thực vùng lòng hồ
Một chuyến du lịch Tây Bắc không thể thiếu trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời của người Mường ở Hòa Bình, thưởng thức đặc sản núi rừng như: Thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn bản địa nướng mật ong bày trên lá chuối, măng luộc, cơm gạo nương, rượu táo mèo, rau rừng đồ chấm lòng cá... Đặc biệt cá nướng sông Đà ngon trứ danh làm nức lòng biết bao du khách gần xa.
Theo truyền thống lâu đời của đồng bào Mường vùng lòng hồ, việc đánh bắt tôm cá hàng ngày là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Để có nguồn tôm cá quanh năm, bà con đã sáng tạo ra phương pháp hun khói và nướng. Từ những món ăn giản dị thường ngày, người Mường đã nâng tầm cá nướng than hoa thành đặc sản, hấp dẫn du khách từ khắp nơi.
Thủy điện Hòa Bình - công trình thế kỷ của đất nước.
Khi đến du lịch hồ Hòa Bình, du khách không thể không bị cuốn hút bởi cảnh tượng những dãy hàng bán cá nướng dọc theo bờ hồ, lấp lánh ánh than hồng, tỏa ra mùi thơm hấp dẫn quyến rũ mọi giác quan. Mỗi con cá được ướp muối, tẩm ướp khéo léo với các gia vị đặc trưng như gừng, sả, riềng, hành, hạt dổi, tạo nên một hương vị đặc biệt của đặc sản Tây Bắc. Người nướng cá phải khéo léo quạt than, lật cá liên tục, sao cho thịt cá vàng đều, không cháy cạnh và không bị ám khói quá nhiều, để giữ lại trọn vẹn hương vị tự nhiên thơm ngon, quyến rũ.
Cá nướng đâu đâu cũng có, nhưng chỉ có cá nướng lòng hồ Hòa Bình mới thực sự thấm đẫm hương vị đặc trưng của dân tộc Mường. Những quán ăn đơn sơ bên bếp than rực lửa, với những thanh cá nướng vàng ươm, trở thành hình ảnh khó quên của mảnh đất bên hồ. Du khách có thể ngồi quanh bếp than, chờ đón những con cá tươi nóng hổi, vừa nướng xong, tỏa khói nghi ngút. Cá được xẻ thành miếng nhỏ, chấm với muối ớt hay muối hạt dổi, mang lại một hương vị đậm đà.
Tuy nhiên, từ những năm 80 của thế kỷ trước, khi nhà máy thủy điện Hòa Bình được xây dựng, Thung Nai được bao quanh bởi những núi đá vôi như những hòn đảo nhấp nhô nổi lên giữa mặt nước, bởi màu xanh biếc của nước hồ thủy điện. Chính vì vậy, nó còn được mệnh danh là “Vịnh Hạ Long trên cạn”, viên ngọc xanh giữa lòng hồ.
Thật vậy, Thung Nai đẹp đến nao lòng, mặt nước hồ lăn tăn gợn sóng mỗi buổi sớm hay ánh mặt trời nhuộm đỏ một góc trời khi chiều tà, tạo nên khung cảnh huyền ảo như một bức tranh thiên nhiên sống động. Vẻ đẹp thanh bình và tĩnh lặng của nơi đây khiến bất kỳ ai cũng phải ngẩn ngơ, đắm chìm trong không gian tuyệt vời của núi rừng và sóng nước mênh mông, như thể thời gian dừng lại trong khoảnh khắc. Thung Nai không chỉ khiến người ta phải ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hoang sơ mà còn có những di tích lịch sử văn hóa lâu đời.
Nằm cạnh Thung Nai là đền Chúa Thác Bờ - địa điểm du lịch tâm linh không thể bỏ qua khi đến thăm quan, thưởng ngoạn, vãn cảnh hồ Hòa Bình. Tương truyền, đền chúa Thác Bờ thờ bà Đinh Thị Vân, người dân tộc Mường và một bà người dân tộc Dao ở xã Vầy Nưa (huyện Đà Bắc). Hai bà đã có công giúp vua Lê Lợi về quân lương, thuyền mảng vượt thác Bờ, tiến quân lên Mường Lễ (Sơn La) dẹp loạn đảng Đèo Cát Hãn. Khi mất, hai bà thường hiển linh giúp dân chế ngự dòng nước, vượt thác an toàn, phù hộ cho vùng Mường được mưa thuận, gió hòa. Người dân phong hai bà làm thánh và lập đền thờ phụng.
Theo Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình, hàng năm, lễ hội Đền Thác Bờ diễn ra từ mùng 2 tháng Giêng đến hết tháng 3 Âm lịch, thu hút đông đảo du khách thập phương đến dâng hương, cầu bình an, tài lộc. Có những ngày, điểm du lịch tâm linh này đón hơn 4.000 du khách.
Đền thờ Chúa Thác Bờ mang trong mình vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên kết hợp với sự linh thiêng của tín ngưỡng dân gian, tạo nên một không gian đầy huyền bí, cuốn hút du khách từ những bước chân đầu tiên. Đền Chúa Thác Bờ không chỉ là một điểm đến tâm linh, mà còn là nơi gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc.
Đặc sắc ẩm thực vùng lòng hồ
Một chuyến du lịch Tây Bắc không thể thiếu trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời của người Mường ở Hòa Bình, thưởng thức đặc sản núi rừng như: Thịt gà hấp lá chanh, thịt lợn bản địa nướng mật ong bày trên lá chuối, măng luộc, cơm gạo nương, rượu táo mèo, rau rừng đồ chấm lòng cá... Đặc biệt cá nướng sông Đà ngon trứ danh làm nức lòng biết bao du khách gần xa.
Theo truyền thống lâu đời của đồng bào Mường vùng lòng hồ, việc đánh bắt tôm cá hàng ngày là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Để có nguồn tôm cá quanh năm, bà con đã sáng tạo ra phương pháp hun khói và nướng. Từ những món ăn giản dị thường ngày, người Mường đã nâng tầm cá nướng than hoa thành đặc sản, hấp dẫn du khách từ khắp nơi.

Khi đến du lịch hồ Hòa Bình, du khách không thể không bị cuốn hút bởi cảnh tượng những dãy hàng bán cá nướng dọc theo bờ hồ, lấp lánh ánh than hồng, tỏa ra mùi thơm hấp dẫn quyến rũ mọi giác quan. Mỗi con cá được ướp muối, tẩm ướp khéo léo với các gia vị đặc trưng như gừng, sả, riềng, hành, hạt dổi, tạo nên một hương vị đặc biệt của đặc sản Tây Bắc. Người nướng cá phải khéo léo quạt than, lật cá liên tục, sao cho thịt cá vàng đều, không cháy cạnh và không bị ám khói quá nhiều, để giữ lại trọn vẹn hương vị tự nhiên thơm ngon, quyến rũ.
Cá nướng đâu đâu cũng có, nhưng chỉ có cá nướng lòng hồ Hòa Bình mới thực sự thấm đẫm hương vị đặc trưng của dân tộc Mường. Những quán ăn đơn sơ bên bếp than rực lửa, với những thanh cá nướng vàng ươm, trở thành hình ảnh khó quên của mảnh đất bên hồ. Du khách có thể ngồi quanh bếp than, chờ đón những con cá tươi nóng hổi, vừa nướng xong, tỏa khói nghi ngút. Cá được xẻ thành miếng nhỏ, chấm với muối ớt hay muối hạt dổi, mang lại một hương vị đậm đà.

Cá nướng, tôm sông Đà luôn hấp dẫn du khách khi du lịch hồ Hòa Bình.
Tại đây, du khách có thể thưởng thức món cá nướng đặc trưng ngay trên thuyền, vừa đắm chìm trong vẻ đẹp bao la của lòng hồ, nhấm nháp chút rượu cay nồng. Quả là khó có trải nghiệm nào sánh kịp trong chuyến du lịch Hòa Bình.
Bà Quách Thị Kiều - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình - cho biết, nhờ sự phát triển của du lịch mà vùng lòng hồ cũng được đổi thay, đời sống người dân cũng được nâng cao. Nông sản, hàng hóa của người dân vùng hồ cũng được khách du lịch ưa chuộng quảng bá.
“Hiện nay tỉnh đang từng bước khai thác các thế mạnh trên vùng hồ, phấn đấu đưa khu du lịch hồ Hòa Bình phát triển xứng đáng với những tiềm năng vốn có, trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư, du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới”, bà Kiều thông tin thêm.
Theo : https://laodong/vn/lao-dong-cuoi-tuan/nguoc-dong-da-giang-van-canh-thien-nhien-hung-vi-1468802.ldo
Tại đây, du khách có thể thưởng thức món cá nướng đặc trưng ngay trên thuyền, vừa đắm chìm trong vẻ đẹp bao la của lòng hồ, nhấm nháp chút rượu cay nồng. Quả là khó có trải nghiệm nào sánh kịp trong chuyến du lịch Hòa Bình.
Bà Quách Thị Kiều - Giám đốc Sở VHTTDL tỉnh Hòa Bình - cho biết, nhờ sự phát triển của du lịch mà vùng lòng hồ cũng được đổi thay, đời sống người dân cũng được nâng cao. Nông sản, hàng hóa của người dân vùng hồ cũng được khách du lịch ưa chuộng quảng bá.
“Hiện nay tỉnh đang từng bước khai thác các thế mạnh trên vùng hồ, phấn đấu đưa khu du lịch hồ Hòa Bình phát triển xứng đáng với những tiềm năng vốn có, trở thành điểm đến hấp dẫn với các nhà đầu tư, du khách trong nước và quốc tế trong thời gian tới”, bà Kiều thông tin thêm.
Theo : https://laodong/vn/lao-dong-cuoi-tuan/nguoc-dong-da-giang-van-canh-thien-nhien-hung-vi-1468802.ldo